Những việc nào chấp hành viên không được làm?

28/10/2021
Sau khi bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực, cơ quan thi hành án dân sự sẽ là nơi giám sát, thực hiện bản án, quyết định đó. Không có hoạt động của chấp hành viên thì các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ là những quyết định trên giấy tờ do không được tổ chức thi hành hoặc được tổ chức thi hành không đầy đủ trên thực tế. Vậy chấp hành viên là gì? Những việc nào chấp hành viên không được làm?

Theo điều 17 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2014 quy định: “1. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp; 2. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm; 3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm Chấp hành viên.”

Những việc chấp hành viên không được làm

Theo điều 21 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2014 quy định những việc chấp hành viên không được làm:

1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.

2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.

3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.

4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.

5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:

a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;

c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.

8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.

Luật sư Lê Hồng Hiển

Trên đây là những phân tích và đánh giá của Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi để được giải đáp.

Thông tin liên hệ:

Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự

Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline)

Email: luatsulehonghien@gmail.com

Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn

1 bình luận, đánh giá về Những việc nào chấp hành viên không được làm?

ĐCĐức CHuẩn

Cảm ơn Luật Hồng Hiển với nội dung rất hay

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.25443 sec| 2392.195 kb